Bài viết được dịch từ azbilliards.com. Phần 1: Torbjörn Blomdahl là Dick Fosbury trong môn bida 3 băng Nếu tuổi của bạn dưới 50, chắc chắn rằng mỗi cú nhảy cao mà bạn thấy trên TV ngày nay là kiểu nhảy Fosbury, trong tiếng Anh gọi là "flop". Nó nhanh chóng được phổ biến thành kiểu nhảy cho tất cả các vận động viên nhảy cao từ Mexico 1968 khi mà Dick Fosbury giành huy chương vàng Olympic và tồn tại cho tới ngày nay. Và chúng ta thật khó khi tin rằng người ta đã từng sử dụng kiểu nhảy cắt kéo và kiểu nhảy dang 2 chân một cách thường xuyên hàng thế kỉ trước đó. Hãy hình dung Fosbury vào thời điểm 1965, khi mà ông quyết định trao toàn bộ niềm tin và công sức tập luyện của mình vào cú nhảy "flop", và ông ấy muốn chứng minh cho cả thế giới thấy là ông ấy sẽ làm được cái điều mà nó vẫn đang là con số 0 tròn trĩnh. Chính xác không phải ông cải tiến vài chi tiết nhỏ nhặt của những kiểu nhảy trước, mà là giới thiệu một kiểu nhảy mới hoàn toàn. Ông đã thay đổi những bước chạy lấy đà, thay đổi lúc dậm nhảy, lúc xoay người trên không và cả lúc tiếp đất. Tại thời điểm đó làm sao bạn có thể nghĩ ra rằng bạn sẽ thay đổi hướng chạy đà, lùi sâu về bên trái, khu vực mà không ai dám nghĩ tới, trong khi xuất phát từ bên phải là kiểu truyền thống cho mọi kiểu nhảy trước đó? Nhưng Fosbury đã làm cái điều mà không ai có thể nghĩ tới đó. Nhảy cao tại thời điểm đó đã ngừng phát triển, nói cách khác nó đã chạm trần về sự tư duy và đổi mới. Fosbury đã làm 1 cuộc cách mạng rất lớn, ông đã phá bỏ lối tư duy từ trước đến giờ. Và tất nhiên mọi kỉ lục của nhảy cao trước đó đều bị phá vỡ nhanh chóng. Giờ là lúc chúng ta quay lại chủ đề chính, chúng ta đã nói rất nhiều về nhảy cao, nhưng nó liệu có liên quan gì tới bida hay không? Câu trả lời nó có liên quan tới 1 chút xíu thôi, liên quan tới một người duy nhất, đó là Torbjörn Blomdahl, vì Torbjörn Blomdahl có thể được coi là Dick Fosbury trong môn bida 3 băng.
Phần 2: Thời đại thống trị của Raymond Ceulemans Để hiểu được về cuộc cách mạng của Torbjörn Blomdahl, ta không thể không nhắc tới Raymond Ceulemans. Nó cũng giống như việc bạn không thể hiểu hết được sự vĩ đại của Tiger Woods nếu trước đó bạn không biết chút gì về Jack Nicklaus. Sau đây, chúng ta hãy lướt qua về Raymond Ceulemans. Ở đỉnh cao của sự nghiệp, Ceulemans không chỉ là tay cơ có khoảng cách về đẳng cấp khá xa với phần còn lại, mà ông còn là tay cơ sở hữu nền tảng lý thuyết bài bản và uyên bác nhất tại thời điểm đó. Ngay cả trong thế đứng, ông trông cũng cực kì vững chãi, ông có những cú đánh quyết đoán và mạnh mẽ, sở hữu tâm lý chiến và sự tập trung cao độ trong từng cú ra cơ nhưng lại toát ra thần thái của 1 nghệ sĩ đích thực. Trong một trận đấu, ông cực kì khó bị đánh bại, nhờ vào chiến thuật tài tình của mình (nói một cách khác, ông luôn giữ cho mình những thế bi giò gà và quăng lại cho đối thủ những cục xương khó gặm). Và đó là kỉ nguyên thống trị của ông khi mà cái tên Blomdahl vẫn chưa xuất hiện (hoặc còn xa lạ) trong làng bida thế giới. Kiểu đánh của ông là kiểu đánh của sự chính xác tuyệt đối, đậm chất kĩ thuật và chiến thuật, không có nhiều cho sự hoa mĩ. Và chìa khóa cho mọi chiến thắng của ông là giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Bi chủ thường chạm băng thứ 3 với tốc độ (mình hay gọi là lực) vừa đủ, và sau đó cách bi mục tiêu thứ 2 khoảng 25 tới 30cm để tạo ra thế bi tiếp theo dễ dàng ăn điểm. Chiến thuật của ông là: bi chủ chạm bi mục tiêu thứ 1 với độ chính xác cao, sau đó di chuyển với đường đi mong muốn (không ăn rùa 2 đường), chạm băng thứ 3 và cuối cùng là chạm bi mục tiêu thứ 2 với lực và tốc độ vừa đủ. Nếu bi mục tiêu thứ 2 nằm gần băng thì đòi hỏi độ chính xác cao hơn. Nếu nó dính luôn vô băng thì đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Giả sử như bi mục tiêu thứ 2 khá xa trước khi bi chủ tới được nó, khi đó cú đánh của bạn đòi hỏi phải di chuyển thẳng tuyệt đối như "1 tia la-de". Ceulemans đã tuân thủ tuyệt đối theo cách này, bạn có thể tưởng tượng bi chủ mà ông đánh ra sẽ chạy "thanh thoát", đẹp như thiếu nữ 18, không tì vết, theo những đường thẳng tăm tắp xung quanh bàn. Ông sẽ tính toán ra những thế bi mà có thể ăn được cả "cụm", đánh 1 đường mà tính toán cho 3, 4 thế bi tiếp theo sau đó, và khi mà 3 băng là 1 môn khoa học tuyệt đối. Tư duy của ông có sự rạch ròi cao: tư duy logic phải thống trị cảm xúc tức thời, và khả năng suy luận cũng phải thống trị trực giác. Và ông chính là người vĩ đại nhất, là người xuất sắc nhất trong chiến thuật này, ông đã đạt tới cái ngưỡng mà chiến thuật này không ai khác có thể đi xa hơn nữa. Lượt cơ trung bình của ông là 1.5 trong rất nhiều năm, thậm chí 1.6 trong vài giải đấu. Chúng ta có thể coi khả năng của ông đã chạm trần, hoặc đúng hơn là chiến thuật này đã chạm trần. Sẽ không có cách nào để ông có thể giành được 1.8, bởi vì ông đã làm được tất cả những điều mà khả năng con người có thể làm được với chiến thuật này.
Phần 3: Luồng gió mới cho bida 3 băng Đầu những năm 80 của thế kỉ trước, 1 đồng nghiệp trẻ từ Thụy Điển đã bước vào cuộc đời của Ceulemans và đã thay đổi hoàn toàn giáo trình bida 3 băng của thế giới tại thời điểm đó và kéo dài tới hiện tại. Anh ta có 1 chiến thuật hoàn toàn khác. Anh ta giống như Fosbury, người từng phát biểu "Việc cố gắng biến tốc độ của những bước chạy đà thành độ cao khi dậm nhảy được thử đi thử lại quá nhiều, nhưng dường như nó chỉ là 1 sự cố gắng vô ích". Chắc mọi người cũng đã biết đó là ai ^^ Blomdahl cũng từng tâm sự: "Sự chính xác và chính xác tuyệt đối không mang lại nhiều hiệu quả. Tôi nhiều khi còn không tính toán tới vị trí điểm chạm cuối cùng trên băng của bi chủ khi mà bi mục tiêu thứ 2 quá gần với băng (ý là bi gần băng thì tỉ lệ trúng sẽ cao, nên khỏi cần căn kĩ cho nhức đầu ^^). Tại sao phải tìm kiếm độ chính xác 2mm đầy may rủi, trong khi đường kính của trái bi tới 61,5mm khi ở trên bàn, và kết quả cuối cùng chỉ là 1 cú chạm? Nếu là tôi, tôi sẽ thử những phương án khác, những đường bi khác, còn nếu bắt buộc phải đánh 1 đường bi đó, tôi có thể thay đổi sự kết hợp giữa độ xoáy và lực kéo lên bi chủ, hoặc có thể thay đổi quĩ đạo của bi chủ(theo đường cong hoặc thẳng), và cuối cùng là thay đổi tốc độ di chuyển của bi chủ khi cần thiết. Liệu tôi sẽ mất cái gì nếu như tôi không đánh theo những qui tắc thông thường từ trước đến giờ, những cú đánh chỉ đưa lại xác suất 5% thành công trong những thế bi khó gặm? Đó là lí do tôi luôn thử nghiệm những phương án khác. Tôi luôn đặt ra những câu hỏi đại loại như... Cùng 1 hình bi, tôi sẽ đánh bi chủ theo đường nào: không áp phê, có áp phê hoặc maximum áp phê? Khi nào tôi nên sử dụng quĩ đạo cong cho bi chủ thay vì những đường thẳng (thẳng còn hơn dùng thước kẻ ^^)? Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi tự thưởng cho mình 1 chút may rủi trong từng cú ra cơ? Đại loai như tôi sẽ tăng tốc độ bi chủ lên 1 chút, có thể bi chủ sẽ không trúng bi mục tiêu thứ 2 sau 3 băng, nhưng nó sẽ trúng sau 4 hoặc 5 băng (ý TB là mình nên tăng khả năng ăn rùa lên đó)? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để bi chủ chạy khác đi so với những qui tắc thông thường? Và cuối cùng trường hợp nào thì tôi nên sử dụng những cú đánh nào để tăng hoặc giảm góc đi, góc tới, góc khi chạm băng 1, 2... một cách hợp lý nhất (chắc Blomdahl đang đề cập tới việc đánh làm sao để "bao trúng" đây mà =)) )" Cùng một hình bi nhưng có nhiều sự lựa chọn cho độ dày mỏng, áp phê... Tầm quan trọng của những giải pháp hoàn toàn mới lạ mà Blomdahl đưa ra (thay đổi những tư duy tồn tại trước giờ, điều chỉnh đường đi của bi chủ và cải tiến hoặc tăng số cơ hội trúng cho bi chủ) đã thực sự làm giới bida 3 băng bị sốc. Nó giống như là 1 bàn cờ vua đang là 64 thì bây giờ được tăng thành 100 ô thì sẽ khiến khối cao thủ cờ vua bối rối. Blomdahl đã tự tăng độ rộng của bàn cờ ra, khi đó không có ô cờ nào là vị trí an toàn cả, vì vậy chỉ có tấn công mới là cách phòng thủ tốt nhất. Đó là cách Blomdahl thay đổi cách nhìn so với bida 3 băng, ông tự làm mình khác đi với mọi người, nhìn khác đi so với cách mà các cơ thủ thông thường khác được học qua trường lớp. Nhiều sự lựa chọn về hình bi cho 1 thế bi... Một trong những điều cực kì quan trọng mà Blomdahl đã chỉ ra, đó là đừng chú ý tới những công thức toán học quá mức và tất cả những hình minh họa 2 chiều trên sách vở nên được xem dưới con mắt của chủ nghĩa hoài nghi. Bởi vì với những quy luật vật lý trong thế giới 3 chiều, chẳng hạn độ xoáy của bi sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự va chạm giữa 2 bi với nhau, giữa bi với băng hoặc ma sát giữa bi với mặt vải, nó sẽ rất khác với trong sách vở. Những đường đi của bi trên giấy cũng giống như chữ viết, nếu thêm giọng nói hoặc ngữ điệu lên chữ viết bạn có thể thay đổi màu tím của hoa hồng thành màu tím của hoa bằng lăng trong tích tắc ^^ Suy nghĩ của Blomdahl cũng khác so với Ceulemans, nó được thể hiện ở tất cả khía cạnh trong một trận đấu. Có một điều mà chúng ta có thể để ý mỗi trận đấu mà Blomdahl thi đấu, đó là sự bình tĩnh, không hề nào núng trong bất kì hoàn cảnh nào. Trong mỗi tâm trạng khác nhau của ông, từ sự hồ hởi, hãnh diện, thất vọng, bối rối tới vui sướng tột đỉnh, người ta đều thấy được sự bình tĩnh của ông trong đó, ông luôn kiểm soát được cảm xúc của mình, có cảm giác như ông cố tình bộc lộ ra cảm xúc đó, chứ không phải nó tự bộc phát tự nhiên ra ngoài. Với 1 cú đánh, dù đánh trúng hay trật ông cũng cực kì phấn khích. Đó là sự lanh lợi, đầy sức sống pha một chút ngạo của tuổi trẻ nhưng giàu sức sáng tạo mà chúng ta chưa từng thấy từ trước đến nay. Một clip thể hiện sự ngẫu hứng của Blomdahl trong trận đấu... Dĩ nhiên ông không có loại bỏ 3 bí quyết chủ đạo của Ceulemans: kiểm soát trận đấu, tính toán chu đáo và cẩn thận từng chi tiết nhỏ, nhưng ông trộn lẫn chúng với 3 yếu tố của riêng ông: khả năng sáng tạo liên tục, tự tạo cảm hứng cá nhân, và... sử dụng tối đa giác quan thứ 6.
Phần 4: Những bước tiến vượt bậc và thống trị vị trí số 1 thế giới suốt 10 năm Torbjörn Blomdahl chính thức trở thành một đối thủ đáng gờm cho các tay cơ kì cựu khi ông vừa mới 20 tuổi, ông thỉnh thoảng đánh bại Ceulemans trong những lần gặp mặt, điều đáng nói hơn đó là ông đã mon men thách thức kỉ nguyên của Ceulemans ngay những năm đầu của sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Kèm theo đó là sự tiến bộ vượt bậc qua từng trận đấu. Ở những giải thi đấu quốc tế đầu tiên mà ông tham dự, lượt cơ trung bình đã vượt qua con số 1, và vượt qua 1.2 rất nhanh ngay sau đó. Tới năm 1987 ông giành được cúp vô địch thế giới đầu tiên tại Kairo. Chính điều này đã giúp ông mặc nhiên được chọn làm hạt giống cho giải đấu BWA cùng năm đó. Sang năm tiếp theo 1988, ông chính thức leo lên vị trí số 1 thế giới sau 6 năm bước chân vào làng bida đỉnh cao, và tiếp tục duy trì vị thế này suốt 10 năm. Đây có thể coi là thời điểm ông chính thức mở cánh cửa để bước vào ngôi đền huyền thoại mà lịch sử đã khắc tên Ceulemans trong đó. Cùng thời điểm với Blomdahl, Kobayashi là tay cơ đã 1 hoặc 2 lần đặt 1 chân vô cánh cổng này, nhưng không ai thực sự sống lâu được trong đó nếu đó không phải là 1 ông vua đích thực. Nobuaki Kobayashi Giới 3 băng bắt đầu chú ý tới sự khác thường trong lối chơi của TB, đó là tốc độ của bi chủ. Dĩ nhiên không phải mọi cú đánh đều áp dụng nguyên lý "đập đá". Trong 10 cú đánh của Blomdahl, thì tới 7 cú là giống các cao thủ đương thời, nhưng 3 cú còn lại mới là điều đáng nói, nó gây hiệu ứng sốc cho khán giả và tức nổ đom đóm mắt cho đối thủ. Nếu một cú đánh trở nên dễ dàng hơn khi thay đổi tốc độ bi, ông sẽ sử dụng cách đánh đập đá ngay, và đương nhiên chỉ có trời mới biết thế bi tiếp theo sẽ ra cái hình thù gì. Tình huống thứ 2, nếu 1 cú đánh tương đối dễ nhưng hầu như chắc chắn sẽ ra hình xấu, tốc độ bi chủ tiếp tục là câu trả lời nhanh nhất, thỉnh thoảng vận tốc cũng đạt tới hơn trăm cây số trên giờ (không thấy nghe nói tới việc bi có bị nhảy ra bàn hay không ^^). Cả 3 trái bi sẽ chạy loạn xạ trên bàn, và tất cả chỉ nín thở để xem rốt cuộc hình bi tiếp theo là gì. Thỉnh thoảng, hình bi nhận được sẽ làm mọi người kinh ngạc, hoặc 3 bi 3 góc, hoặc là 1 thế giò gà kiểu tứ băng. Nhưng Blomdahl bình thản đón nhận nó, không kêu ca phàn nàn bởi vì trong đầu ông đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất trong cú đánh mang đậm chất bốc thăm may mắn trước đó. Nếu món quà mà ông nhận được là một thế bi không thể đẹp hơn, thì đó chính là cơ hội để ông có thể đi được 1 sê ri cao. Nếu xem lại những video cũ giữa Blomdahl và Ceulemans, bạn chắc hẳn sẽ thấy sắc mặt thay đổi của ông trùm Ceulemans. Sau một lát ngắm nghía kĩ càng, Blomdahl bắt đầu đẩy cơ và... đùng, 3 bi chạy tán loạn quanh bàn và nhẹ nhàng về 1 thế bi ngon ăn. Ngay lúc này bạn hãy thử liếc qua nhìn Ceulemans 1 chút, nếu bạn có thể đọc được khẩu hình của tiếng Bỉ, chắc hẳn Ceulemans đã nói rằng "Sh*t, ăn rùa quá". Tuy nhiên, vài năm sau, khi mà thời đại của Blomdahl bắt đầu, Ceulemans chắc hẳn đã nhận ra rằng đây thực sự không phải là may mắn. Đó là phần thưởng xứng đáng cho 1 chiến thuật thông minh. 20 vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng thế giới hiện tại Blomdahl sau đó trở thành tay cơ thống trị thể loại 3 băng suốt thập kỉ 90. Sau quãng thời gian đó thì kình địch đầu tiên của ông xuất hiện, đó là Dick Jaspers. Hai người đã so kè nhau trong nhiều năm sau, nhưng cuối cùng người được lợi nhất vẫn là những tín đồ của thể loại bida này. Vào năm 1999 tại Heiloo, Hà Lan, trận đấu kinh điển được chờ đợi giữa 2 người cũng đã được tổ chức, 1 trận đấu kéo dài suốt 1 ngày để tìm ra chủ nhân của phần thưởng 45.000 Euro. Blomdahl cuối cùng đã có 1 chiến thắng thuyết phục, lý do chính đó là: ông là 1 tay cơ luôn có tâm trạng thoải mái nhất, biết cách đối phó với áp lực, biết chộp lấy những cơ hội quyết định của trận đấu. Và đó là lí do giải thích tại sao ông luôn nằm trong top đầu của thế giới ngay cả khi gánh nặng tuổi tác đang đe dọa ông từng ngày. Kobayashi vs Blomdahl
Phần 5: Kì phùng địch thủ Jaspers và 3 lí do giúp Blomdahl nhảy lên tầng cao mới Cả TB và DJ bây giờ đã có thể đạt tới 1.7 hoặc 1.8, và mỗi người trong họ là động lực cho người kia cố gắng bứt phá thành tích cá nhân. Mọi người ai cũng tin chắc rằng Blomdahl trở thành 1 tay cơ lợi hại hơn chính là nhờ Jaspers, và ngược lại, Blomdahl cũng giúp cho Jaspers trở thành đối thủ khó bị đánh bại hơn theo thời gian. Năm 2006 TB có câu bình luận hài hước như sau khi nói về Jaspers "Hãy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Jaspers vì thỉnh thoảng anh ấy vẫn có 1 cơ bị lỗi, nếu không thì thật là nhàm chán, vì trên đời này không có ai là đối thủ của anh ấy mất". Kỉ nguyên của Blomdahl khác khác biệt so với Ceulemans ở một vài điểm: - Trong khi RC lúc mới bắt đầu sự nghiệp, ông chỉ tham dự những giải trong nước nhưng đủ mọi thể loại. Còn DJ và TB lại không quan tâm quá nhiều về những thể loại đó, như bida tự do(libre), 1 băng, 47/1, 47/2... tuy nhiên 2 ông đều là chuyên gia giỏi nhất về thể loại 3 băng và là những tay cơ tham gia thi đấu rất nhiều ở những giải quốc tế. Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, thậm chí sau đó là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. - Blomdahl tham dự tất cả các giải đấu của BWA, sau này được thay thế bằng hệ thống UMB. Và nó giống như cách mà các vận động viên quần vợt hiện nay đang làm, khi mà phải đi du đấu ở tất cả các châu lục trên thế giới, và bị vắt kiệt sức lực hoàn toàn. Trong thể loại 3 băng, Blomdahl cũng lại là người đi đầu trong thể thức thi đấu kiểu này. Ông không chỉ là 1 tay cơ siêu hạng, mà còn có khả năng lái xe với tổng chiều dài lên tới 1100km vào cuối tuần và vẫn thi đấu tốt sau đó. Hoặc có khi ông sẽ bay tới các lục địa khác, chịu đựng với những cú lắc lư của máy bay phản lực mà thực sự không hề dễ chịu chút nào, cuối cùng vẫn chơi tốt. Ä‚n bất cứ món ăn địa phương nào mà ông đặt chân tới, tập cách thích nghi với bất kì loại bàn nào ở đó, và vẫn chơi tốt. Ông luôn phải xa nhà vì công việc, và để lại người vợ và 2 con trai nhỏ ở Backnang, Đức. Nó làm cho ông trở nên ngoan cường hơn, nhẫn nhục hơn, mỗi bước chân của ông trên khắp thế giới đều không có người thân, hay bạn bè bên cạnh. Không giống như những tay vợt tennis hoặc vận động viên chơi gôn, Blomdahl luôn phải bay trên những chuyến bay hạng thường. Ông đồng thời cũng là người quản lý tài chính, kiêm luôn vị trí huấn luyện viên cho bản thân mình. Hầu hết những giải đấu, ông đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian lãng phí ngoại trừ thời gian cho việc thi đấu. Khi 35 tuổi, Blomdahl nói rằng ông không thể sống 1 cuộc sống vô nghĩa như vậy, ông có quá ít thời gian dành cho gia đình của mình, đồng thời ông cũng thông báo ông sẽ giải nghệ vào năm 40 tuổi. Nhưng thật may mắn cho chúng ta, ông đã suy nghĩ lại về điều đó. Chúng ta sẽ hiểu được lí do ông quyết định quay lại con đường bida đỉnh cao khi nghe những lời từ Jaspers "Blomdahl cũng giống như tôi, niềm đam mê và định mệnh với bida không cho phép chúng tôi từ bỏ nó". - Nói về khả năng ngoại ngữ: như mọi người cũng biết, TB sở hữu khả năng về ngoại ngữ tuyệt vời. Trong vòng 2 thập niên từ lúc trưởng thành, ông thông thạo rất nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Đức, tiếng Anh, Hà Lan, vốn từ vựng vừa đủ để giao tiếp với tiếng Đan Mạch, Pháp, Italia và Tây Ban Nha, hoặc ông có thể giao tiếp ở mức cơ bản với tiếng Thổ Nhĩ Kì, Nhật và Hàn Quốc. Và điều này cực kì quan trọng với con đường bida của ông, nó sẽ giúp ông rất nhiều trong việc hấp thụ và trao đổi sở học với những tay cơ khác. Trong khi hầu hết chúng ta cảm thấy e dè khi tới một nơi không quen biết, cảm thấy một chút sợ hãi khi mắc phải những lỗi gì đó, cảm thấy lúng túng ngay cả với những cái chúng ta biết, nhưng với TB thì không, ông đã nhảy lên 1 đẳng cấp mới, và chỉ bằng đôi chân của chính mình. Năm 1998, khi ông chơi cho 1 đội tuyển thuộc giải vô địch Hà Lan ở Hengelo, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý, ông đã phá kỉ lục thế giới của năm với lượt cơ trung bình vượt qua 2 điểm. Chính xác là 2.017. Ông là tay cơ đầu tiên trong lịch sử được thừa nhận có khả năng duy trì lượt cơ trung bình > 2 và ổn định qua các mùa giải. Bạn không thể được thừa nhận nếu chỉ làm được 1 hoặc 2 lần qua các giải đấu khác nhau, hiển nhiên tất cả chúng ta đều thấy điều đó. Nhưng nếu bạn làm được điều đó từ 22 đến 50 trận trong giải vô địch Hà Lan, với những đối thủ mạnh mỗi tuần, trong vòng hơn 8 tháng, trong 12 nhà thi đấu khác nhau thì sao? Khi đó lượt cơ trung bình trong 1 năm của bạn mới chính là năng lực thực sự của bạn. Ông cũng đã lặp lại kì tích phi thường này vào năm 2003 với 2.017 điểm, tiếp tục là ở giải vô địch Hà Lan, nhưng lần này ông chơi cho đội Heeswijk. Ngoài ông ra, Jaspers và Caudron cũng là những tay cơ đạt được lượt cơ > 2, nhưng chỉ những năm gần, điều đó mới cho thấy được hết tài năng của ông trong môn bida 3 băng này. P/S: Phần tiếp theo mình sẽ nói về Caudron, cơ thủ xuất sắc nhất thời điểm hiện tại từ libre, 47/1, 47/2... và tới cả thể loại 3 băng.
Phần 6: BIG 4 Trong thiên niên kỉ mới, thế giằng co giữa TB và DJ đã có sự tham gia của Frédéric Caudron(Bỉ) và Daniel Sanchez(Tây Ban Nha). Hai tay cơ từ Bỉ và Tây Ban Nha đã chứng minh họ thực sự là những đối thủ vô cùng đáng gờm và cùng với TB, DJ xếp ở những vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thế giới. Bốn người này đã tạo ra "Big 4" thống trị thể loại 3 băng nguyên 1 thập kỉ, theo khá gần với top 4 trong thời điểm này là Zanetti, tuy nhiên chỉ có Sang Lee và Semih Sayginer là những người 1 hoặc 2 lần chen chân vô được vị trí top 4, nhưng họ nhanh chóng bị đẩy ra khỏi rất nhanh sau đó. Torbjörn Blomdahl Dick Jaspers TB thời điểm này không còn là độc cô cầu bại như những năm trước đó, tuy nhiên ông vẫn là chuyên gia săn kỉ lục từ năm này qua năm khác. Đầu tiên ông phá kỉ lục 50 điểm trong 15 lượt cơ (được giữ bởi Kobayashi và Komori) trong trận đấu với Bitalis vào năm 1992. Sau đó thậm chí ông tạo ra kỉ lục mới 60 điểm trong 15 lượt cơ khi thi đấu với Ceulemans, và nắm giữ (hoặc đồng nắm giữ) những kỉ lục khác như giành 50 điểm sau 14 lượt cơ (tiếp tục với Bitalis), sau 13 lượt cơ(thi đấu với Jaspers), 12 lượt cơ(thi đấu với Weijenburg), 10 lượt cơ(thi đấu với Tay Quoc Co năm 1996) và thậm chí với 9 lượt cơ. 9 lượt cơ (đấu với Smissen năm 2000) cho tới nay vẫn là thành tích tốt nhất của ông (cũng đang được nắm giữ bởi Zanetti, Caudron). Kỉ lục này đứng vững trong 11 năm, tới khi Merckx làm sửng sốt giới bida 3 băng khi hoàn thành 50 điểm chỉ với 6 lượt cơ vào năm 2011. Mặc dù vậy, trong danh sách những cơ thủ có lượt cơ cao nhất, ông chưa bao giờ nắm giữ kỉ lục thế giới. Lượt cơ cao nhất mà ông từng ghi mới chỉ là 24, sau Komori (28), Ceulemans (28). Frédéric Caudron Daniel Sanchez Cuối năm 2006, Blomdahl đứng ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng và đối mặt với rủi ro lớn khi ông mất lợi thế hạt giống trong vòng rút thăm. Tuy nhiên đây là lúc ông chứng tỏ bản lĩnh của mình, giành liên tiếp 3 cup thế giới trong thời gian ngắn: tại Istanbul vào 12/2006, Sluiskil vào 1/2007 và Manisa vào 3/2007, đây là 1 kỉ lục mà trước giờ chưa ai làm được và cũng phải rất lâu nữa mới có người có thể xô đổ được thành tích này. Nhờ vậy, một lần nữa ông lại quay về vị trí dẫn đầu trong top 4. "Big 4" bắt đầu đánh mất vị thế của mình trên bảng xếp hạng thế giới vào khoảng thời gian 2008. Với sự nổi lên của vài cơ thủ Hàn Quốc, cùng với các tay cơ của những quốc gia khác như Merckx, Horn and Kasidokostas, họ có thể đánh bại bất kì ai trong top 4 nếu như hôm đó là ngày của những cơ thủ này. Danh sách các chức vô địch thế giới của Dick Jaspers, xen kẽ là những chức vô địch của BIG 4 (wikipedia) Không hề có bất kì vấn đề gì với phong độ hoặc lối chơi của TB trong khoảng thời gian này, thậm chí là khi ông bị rơi xuống vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng và thường xuyên dừng chân tại vòng tứ kết ở các giải thế giới. Không phải cách chơi của ông thay đổi, mà là do bida 3 băng đang tiến bộ một cách chóng mặt. Có rất nhiều những tay cơ hiện nay có khả năng đạt được lượt cơ trung bình 1.5 hoặc cao hơn. Đó chính là tác dụng của việc hội nhập bida giữa các quốc gia trên thế giới, những sở trường và kiến thức của ông cùng với Jaspers, Daniel Sanchez, Semih Sayginer, Sang Lee and Caudron đã được nghiên cứu và chia sẻ rộng rãi với tất cả các tay cơ còn lại, vì thế sự chênh lệch về trình độ được rút ngắn lại rất nhiều, và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Chỉ cần một chút may mắn hoặc mắc một vài sai lầm có thể là bước ngoặt cho cả giải đấu, vì thế ngày nay không có khái niệm "vô đối" thậm chí với những tay cơ top đầu thế giới ở những vòng đầu tiên của giải đấu.
Phần 7(phần cuối): Người bất tử Vài năm sau, khoảng 2010, chúng ta dễ dàng thấy những trận đấu mà Blomdahl tham gia bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Trong khi Jaspers và Caudron vẫn vững vàng với lượt cơ > 2 thì TB bị rớt xuống còn 1.6, 1.7. Đó thực sự vẫn là thành tích đáng ngưỡng mộ, nhưng rõ ràng không còn là đỉnh của đỉnh nữa. Dấu hiệu tuổi già không những đang hiện hữu trên từng động tác, trên khuôn mặt mà còn ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn cú đánh nào cho hợp lý của ông. Người ta cảm giác rằng ông không còn thoải mái với những trận đấu của mình, ông đang tìm cách tránh những bài toán khó thay vì phải đối mặt với chúng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà giới 3 băng giảm đi sự kính trọng đối với ông. Đó là điều vô cùng tự nhiên, tại thời điểm đó ông cũng đã xấp xỉ 50, ông đã giành được mọi vinh quang cả trong sự nghiệp và nhân cách, vậy còn gì nữa để ông cần phải chứng minh? Đối với mỗi cơ thủ, sẽ có một thời điểm mà họ đánh mất đỉnh cao phong độ, trượt dốc dần dần và không có cách nào để dừng lại. Có thể nhiều người nghĩ rằng sau 30 năm cống hiến và đã mang lại rất nhiều thú vị, bất ngờ, cống hiến cho bi da thế giới, đây là thời điểm hoàng hôn đang phủ lên sự nghiệp của ông. Tháng 2/2012, mọi thứ vẫn bình thường như bình thường nó vẫn vậy. Nhưng tháng 3/2012, Blomdahl đã quay lại trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Ông đã giành hầu hết các giải có giá trị và uy tín trên thế giới. Đầu tiên là giải Agipi Masters vào 2012, với phong độ không thể ấn tượng hơn. Hủy diệt Kasidokostas với tỉ số 50 - 7, đánh bại Sung Won Choi trong 14 lượt cơ, trong đó có 1 sê-ri 20 điểm, và cuối cùng là giành chiến thắng trước K.R. Kim ở trận chung kết để lên ngôi vô địch. Cũng trong năm 2012 ông có giải đấu cup thế giới đáng thất vọng tại Porto, nhưng sau đó đúng 1 tuần ông đã lên ngôi ở 1 cup thế giới khác tại Suwon. Với tất cả lòng kính trọng, chúng ta không thể tin vào mắt mình những gì mà ông đã thể hiện, nó đã cho thấy sự dẻo dai và bền bỉ của ông trong cả năm thi đấu. Đó không đơn giản chỉ là những chiếc cup, mà nó cho thấy sự tự tin của ông đã quay trở lại, và mạnh mẽ hơn, lạc quan hơn. Thành tích của ông tại Suwon 2012 là 2.370 điểm/ 1 lượt cơ trong suốt giải đấu, trong đó có 2 trận đấu có lượt cơ trung bình >3, thành tích này của ông đã vượt xa kỉ lục mà Caudron đang nắm giữ tại giải thế giới ở Vienna. Đồng thời ông cũng giành lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng thế giới của UMB. Đó là sự quay lại cực kì ấn tượng. Để giành được kết quả này, không thể không nói đến cây cơ mới của ông, nhưng nó không phải là nhân tố quyết định tất cả, ông đã thành công nhờ đôi chân của mình, chứ không phải nhờ vào chiếc xe đạp mà ông đang sử dụng. Sau đây là nhận xét của tác giả bài viết(^^ Bert van Manen) về ông: Blomdahl là 1 tay cơ thông minh trong môn thể thao của chúng ta, nếu bạn tiếp xúc với anh ấy, thì đó thực sự là một con người tốt và dễ gần. Tôi có thể đảm bảo điều đó, tôi đã từng tới nhà anh ấy chơi, và có giao lưu với nhau vài trận, anh ấy đánh bại tôi với tỉ số 50-17, một chiến thắng không tốn quá nhiều mồ hôi của anh ấy, nhưng đối với tôi, tôi cảm thấy trân trọng từng phút một khi được thi đấu với anh. Blomdahl là một người đàn ông của gia đình nếu chúng ta nhìn ở khía cạnh khác, và là một quí ngài thực sự. "Torbjörn, anh không cần phải hứa với chúng tôi anh sẽ chơi lâu như Ceulemans, vì lúc đó anh sẽ phải chơi thêm 25 năm nữa. Nhưng chúng tôi hi vọng sẽ được xem anh thi đấu ít nhất là 10 năm nữa." Còn nhận xét của "dịch giả" thì như sau: Từ hồi sinh viên (cỡ năm 2006) mình đã đi tìm những cái đĩa 3 băng của các giải đấu trên thế giới, và thực sự ấn tượng với cách mà Blomdahl thi đấu, đường đánh thanh thoát, cực kì sáng tạo, độ chính xác cực cao, nếu có hụt 10 cú, thì tới 9 cú là lệch dưới 5cm. Tò mò mới lên mạng có tìm hiểu thử thì lúc đó ông đang đứng ở vị trí số 1 thế giới, còn Caudron ở vị trí thứ 4. Khả năng đánh bida libre của ông cũng thượng thừa, trước đây có thi đấu và vô địch ở những thể loại 47/1, 47/2, nhưng tìm trên youtube lại không có những clip như vậy. Theo mình nhớ thì ông cũng là 1 cao thủ bida lỗ, ông từng giao lưu thể loại 9 bi và 3 băng với Efren Reyes và đều giành thắng lợi ở cả 2 thể loại.
Gần đây cồn khô và cồn thạch được sử dụng rộng rãi so với bình gas mini ở những hàng quán & tiệc tùng do đặc tính tiện lợi và an toàn. Sản xuất, kinh doanh cồn thạch và cồn khô cho người mới bắt đầu khởi nghiệp mà đầu tư ít. Tôi sẽ tư vấn cho các bạn thực tế công nghệ làm cồn thạch, cồn khô và cồn gel. Xin liên hệ ĐT: 0122.9625.524 (Mr Thành) 1. Quy trình làm Cồn Thạch Hiện giờ cồn thạch được phân phối rộng rãi hơn so với cồn khô do có nhiều ưu điểm. Quy trình sản xuất cồn thạch không dùng nhiệt nên rất tiện lợi và thiết bị đầu tư ít. Quy trình sản xuất cồn thạch cho nhiệt lượng lớn, cháy lâu. Đặc biệt cồn thạch khi sử dụng không để lại cặn bã, tiện lợi vệ sinh bếp. Không có khí độc hại và cay mắt nên rất an toàn cho người dùng. Chi phí cho thiết bị sản xuất cồn thạch khoảng 10-20 triệu, diện tích 16m2 là có thể sản xuất được được với quy mô vừa và nhỏ. Nếu các bạn có khả năng tiêu thụ cồn thạch với số lượng lớn thì có thể đầu tư thiết bị tự động dao động 100-200 triệu để sản xuất ở quy mô to hơn. 2. Quy trình sản xuất Cồn Khô Công nghệ làm cồn khô khi cháy không hại mắt và không có khí độc hại. Chất lượng cục cồn cứng, vận chuyển dễ dàng, không chảy nước. Giá cả cạnh tranh. Tôi sẽ tư vấn cho bạn 3 công thức cồn khô (bao gồm loại cồn siêu cháy không ra nước khi đốt). Bạn có thể điều chỉnh được chất lượng cồn khô trong quy trình sản xuất. Trang thiết bị làm đơn giản, có thể gia công tại các xưởng Inox. Chỉ cần nhà xưởng 16 mét vuông, các bạn có khả năng sản xuất ra 500 kilogram cồn 1 ngày. 3. Công nghệ sản xuất Cồn Gel Cồn gel sản xuất ra khi đốt có hương thơm dễ chịu, không hại mắt. Quy trình sản xuất cồn gel đơn giản hơn cồn khô vì không dùng đến nhiệt. Không cần nhiều trang thiết bị và đặt khuôn, ít sử dụng nhân công. Chi phí đầu tư thấp. Có khả năng sản xuất hơn 1 tấn cồn/ngày.. Tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn tự tự tay sản xuất ra sản phẩm với trang thiết bị và hóa chất do tôi chuẩn bị sẵn. Giá chuyển giao cho mỗi sản phẩm: năm triệu. Có hợp đồng chuyển giao. Vui lòng liên hệ SĐT: 0122.9625.524 (Anh Thành)