Mối quan hệ giữa áp phê, bi, vải, băng và quĩ đạo cong của bi chủ...

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật / Tài Liệu Trung Cấp'

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top
  1. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Hôm nay Trung sẽ giới thiệu mọi người về nguồn gốc của áp phê và ảnh hưởng của áp phê dưới góc độ khoa học. Bài này cực kì quan trọng và "sơ cấp" trong bida 3 băng, hi vọng mọi người sẽ rút ra được cái gì đó có ích trong bài viết này, nếu không chí ít cũng là chuẩn bị kiến thức để ae chém gió khi cần, hoặc chém thiệt khi chuyển qua môn 3 băng.

    Chúng ta ai cũng đều biết áp phê là gì nhưng có ai đã tự hỏi tại sao lại có khái niệm áp phê và ảnh hưởng của nó như thế nào chưa?

    Định nghĩa đầu tiên: Áp phê xảy ra khi chúng ta đánh vào bên trái hoặc phải trái bi nếu nhìn theo mặt phẳng cắt đứng.

    [​IMG]

    Áp phê sẽ làm cho bi chủ đi theo quĩ đạo cong:


    [​IMG]

    Khi bạn đặt tối đa áp phê trái hoặc phải thì bi chủ sẽ di chuyển theo đường cong tương ứng. Mọi người có thể tham khảo thêm trong video "128 cú đánh 3 băng của Caudron", trong đó chúng ta sẽ thấy được hiện tượng này rất nhiều lần.




    [​IMG]

    Nhưng tại sao lại có hiện tượng này? Chúng ta sẽ sử dụng 2 điểm chính: định luật 3 Newton (lực và phản lực), thứ 2 là sự ma sát giữa bi và mặt vải để giải thích hiện tượng này, cũng như những hiện tượng khác xuyên suốt bài viết.

    + Định luật 3 Newton phát biểu rằng 2 vật thể lúc va chạm với nhau sẽ tác động lên nhau cùng 1 lực nhưng ngược chiều nhau.

    + Lực ma sát sẽ xảy ra khi một vật trượt trên một bề mặt nào đó. Lực ma sát này luôn ngược chiều với hướng di chuyển của vật thể. Vậy nên lực ma sát sẽ góp phần làm giảm năng lượng của trái bi (ngoài việc năng lượng của trái bi bị tiêu hao khi va chạm với trái bi khác hoặc chạm băng).

    Đầu tiên chúng ta hãy xem hình sau đây với phần tô màu đỏ:


    [​IMG]

    Hình bên trái là phần tiếp xúc giữa bi và vải bàn khi nhìn ở mặt cắt đứng, còn hình bên phải là nhìn từ trên xuống. Mọi người chú ý trái bi sẽ bị lún xuống 1 chút so với mặt bàn. Bây giờ mình sẽ giải thích lí do vì sao khi đánh có áp phê thì bi đi theo đường cong.


    [​IMG]

    Giả sử chúng ta đánh áp phê bên phải với 1 lực F, khi đó lực F này sẽ được chuyển lên toàn bộ phần tiếp xúc giữa bi và mặt vải (màu đỏ). Nếu chúng ta đánh với 0 áp phê (đánh vào trung tâm bi - điểm C), thì mọi điểm trong phần màu đỏ đều chịu lực tác động như nhau. Tuy nhiên khi chúng ta đặt áp phê thì bi chủ sẽ xoay vòng và khi đó lực tác động lên từng điểm không còn giống nhau.

    Bởi vì trái bi quay theo chiều G (ngược kim đồng hồ), nên tốc độ quay của trái bi sẽ giảm dần từ phải qua trái (do ma sát giữa bi và mặt vải), càng di chuyển độ xoáy của bi cũng giảm dần, điều đó có nghĩa lực tác động tại điểm D > C > I trên suốt quá trình bi di chuyển.


    [​IMG]

    Mà chúng ta cũng biết khi di chuyển, mỗi lực tác động lên 1 điểm đều có lực ma sát ngược chiều với nó, Rd (tương ứng Fd) > R (tương ứng F) > Ri (tương ứng Fi). Ở trên hình chúng ta có thể thấy phần màu xanh lá cây sẽ chịu nhiều lực ma sát hơn phần màu đỏ, điều đó có nghĩa phần màu xanh sẽ bị hãm lại nhiều hơn và di chuyển chậm hơn so với phần màu đỏ. Khi đó dẫn tới việc trái bi sẽ di chuyển cong về bên phải.


    [​IMG]

    Chúng ta có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu, chẳng hạn một đoàn quân mà muốn đi vòng về phía bên phải thì bên phải phải đi chậm lại, còn bên trái sẽ đi nhanh hơn.


    [​IMG]

    Ở đây là một tình huống được minh họa từ 1 cú đánh của Caudron sử dụng cú đánh cong bi bằng áp phê để ghi điểm.
    Chỉnh sửa: 29/1/16

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Tại sao đánh có áp phê thì khi bi gặp băng sẽ bị lệch?

    Một câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn vì hiển nhiên nó vậy, nhưng suy nghĩ kĩ lại thì mình nghĩ rất nhiều người không hiểu vì sao.


    [​IMG]

    Giả sử chúng ta đánh áp phê bên phải vào bi chủ, khi đó bi chủ xoay theo chiều ngược kim đồng hồ. Khi bi chủ tiếp xúc vô băng, nó sẽ bị lún 1 chút xíu như trên hình vẽ. Bi sẽ tác động vào băng 1 lực Fa và theo định luật 3 Newton, nó sẽ tác động lại bi 1 lực Fr. Và vì bi có độ xoáy nên nó sẽ tác động lên băng 1 lực xoáy là Fga (sang bên trái), khi bi xoáy trên băng, có nghĩa là nó di chuyển 1 khoảng ngắn trên băng, thì nó phải sinh ra lực ma sát tác động lên bi, mình sẽ gọi lực ma sát này là Fgr (hướng sang phải).

    Tóm lại bi chủ khi chạm băng sẽ chịu 2 lực: lực hướng ra là Fr và lực hướng bên phải là Fgr (chính là lực ma sát). Tới đây mọi người hiểu vì sao lực ma sát sẽ làm bi chủ bắt áp phê và lệch theo hướng áp phê rồi chứ. ^^

    Tuy nhiên ở đây mình muốn nói cái lý thuyết này không phải đọc cho vui, thực sự nó có ứng dụng thực tế. Lực ma sát có liên quan tới độ bám của bi trên băng, băng càng mới thì nó sẽ mịn hơn và nó bám bi nhiều hơn. Điều đó có nghĩa nếu bạn đánh trên 1 bàn có băng mới thay thì chắc chắn nó sẽ bám bi hơn và áp phê sẽ tốt hơn so với bàn cũ.
  3. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Tại sao khi bi chủ chạm bi carde thì bi carde có áp phê ngược với bi chủ?


    [​IMG]

    Như bạn thấy trên hình, chúng ta sẽ đánh vào bên phải bi chủ (bi chủ sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ). Lúc này bi chủ tác động lên bi carde 1 lực là F12, và theo định luật 3 Newton, bi chủ sẽ bị tác động lại 1 lực là F21. Đó chính là lí do vì sao bi chủ khi chạm vào bi mục tiêu thì nó sẽ bị suy giảm năng lượng (do phải nhận lực phản hồi ngược chiều hướng di chuyển ban đầu là F21).

    Tiếp theo bởi vì bi chủ xoay trên bi carde nên nó sẽ tác động 1 lực Fg12 lên bi carde và làm cho bi carde xoay theo chiều kim đồng hồ, tức là ngược áp phê với bi chủ. Và dĩ nhiên, lúc này bi carde cũng tác động 1 lực phản hồi Fg21 lên bi chủ, và đó là lí do vì sao bi chủ sẽ bị giảm độ xoáy khi va chạm với 1 bi nào đó.

    Tuy nhiên có 1 thông tin mình nghĩ đáng giá nếu như bạn nào đang học các bộ nút số. Giả sử bạn đang đánh bộ Diamond, liệu lúc bạn đặt áp phê lúc a băng và lúc bi chủ chạm bi carde có giống nhau hay không? Hoặc nói thẳng ra là, nếu bạn đánh bi chủ không áp phê vào bi carde thì liệu bi chủ có áp phê sau khi va chạm hay không?

    Câu trả lời là có và không..

    Nếu bạn đánh dày 10/10 trái và không áp phê thì bi chủ cũng không có áp phê. Tuy nhiên nếu bạn đánh < 10/10 trái thì bi chủ sẽ bắt áp phê cùng phía với hướng lệch.


    [​IMG]

    Trong tình huống này thì bi chủ sẽ bắt áp phê phải. Tuy nhiên độ lệch áp phê này không nhiều, bài viết gốc không đề cập nhưng theo kinh nghiệm admin chia sẻ thì nó khoảng 1/4 hoặc 1/2 áp phê là hết.

    Đây là lí do vì sao khi mình đánh cúp, đặc biệt là cúp mỏng vào băng luôn đặt thêm chút áp phê thuận, nếu không sẽ bị thiếu.
    Chỉnh sửa: 30/1/16
  4. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Tình huống cuối: cường độ lực tác động thế nào khi bi gặp băng?


    [​IMG]

    Tóm lại bạn đánh càng mạnh thì coi như bi chủ bắt áp chút phê nghịch (trừ trường hợp đánh vuông góc vô băng nhé =))))). Vì thực sự cái này là do độ nẩy và độ lún, hướng lún của băng nó tạo ra, chứ không liên quan gì tới áp phê.

    Ok, tới đây thì mình sẽ thử áp dụng một vài trường hợp thực tế trong 3 băng (không phải libre):


    [​IMG]

    Trong tình huống này nếu đúng công thức thì mình đánh không áp phê, nhưng bởi vì bi chủ sau khi va chạm với bi carde và bắt chút áp phê thuận, vậy nên mình phải đặt chút áp phê nghịch để cân bằng áp phê.


    [​IMG]

    1 tình huống tương tự, nhưng lúc này bi chủ bắt áp phê nghịch, vậy nên mình đặt chút áp phê thuận cho... đúng bài.


    [​IMG]

    Trường hợp cuối này khi bi chủ vào băng sẽ có góc lệch nhỏ hơn chút xíu với ban đầu, vậy nên mình cũng đặt chút xíuuuu... áp phê thuận để đúng công thức.

    Cuối cùng mình tóm tắt lại vài ý chính nhé:

    1. Bàn càng mới thì bi bắt áp phê càng nhiều khi chạm băng.

    2. Đánh vô băng càng nhanh và mạnh thì góc lệch càng giảm.

    3. Đánh bi càng xoáy thì bi chủ đi càng cong do lực ma sát tăng.

    4. Đánh bi càng xoáy thì bi chủ khi chạm băng sẽ càng lệch do lực ma sát tăng.

    5. Khi bi chủ chạm bi mục tiêu hoặc băng thì năng lượng và độ xoáy sẽ giảm.

    6. Khi bi chủ chạm bi carde thì bi carde sẽ có 1 chút áp phê nghịch với bi chủ, và bù lại bi chủ sẽ mất đi độ xoáy tương ứng.

    7. Mặc dù bạn đánh không áp phê trên bi chủ nhưng bi chủ vẫn bắt chút áp phê nếu độ dày khác 10/10 trái.
    Chỉnh sửa: 30/1/16
    Dzungscor thích bài này.
  5. Dzungscor

    Dzungscor Staff Member Rùa Con

    Tham gia:
    23/1/16
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Chém Thần thích bài này.
Từ khoá: áp phê

Chia sẻ trang này

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top