Góc ra thực sự của bi chủ khi chạm bi mục tiêu thứ nhất hoặc băng

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật / Tài Liệu Trung Cấp'

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top
  1. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu về góc ra thực sự của bi chủ sau khi chạm bi mục tiêu thứ nhất hoặc sau khi chạm băng. Giả sử như điểm C nằm gần băng dài bên trên (gần B) thì đơn giản mình chỉ cần sử dụng phương pháp đối xứng gương như mình đã giới thiệu vài ngày trước là ngon lành. Nhưng nó sát băng dài phía dưới thì thực sự khó căn, vì vậy bài viết này mình thấy nó thực sự hữu ích trong việc căn băng và a băng của ae diễn đàn. Sau khi mình ngộ ra được cái này, thì mới hiểu ra được lí do vì sao trước giờ a băng hay bị dư và thiếu lãng xẹt, mặc dù mình đã căn tia rất kĩ.

    [​IMG]

    Đây là tình huống Trung đưa ra, bi chủ ở vị trí A, mình cần a băng vô vị trí C. Và theo nguyên lí góc phản xạ thì dễ dàng nhận thấy điểm cần a băng là B. Nhưng... điều đáng nói ở đây là có phải đa số mọi người đều nhắm vào điểm chính giữa (tức là trung điểm của AC) hay không? Nói cách khác là đường màu xanh đậm mà Trung đã vẽ trong hình.

    Tới lúc vào vấn đề rồi đây, đường màu đỏ là lựa chọn của Trung. Sau đây Trung liệt kê ra 2 trường hợp hay ngộ nhận đường đi của bi chủ nhất, nó sẽ làm bạn bối rối khi cảm nhận góc ra không như mình suy nghĩ.

    Trường hợp 1: Ngộ nhận đường đi thực sự của bi chủ sau khi chạm bi mục tiêu 1

    [​IMG]

    [​IMG]

    Để xác định hướng đi của bi chủ sau khi chạm cơ thực sự không dễ. Đó là bởi vì góc tạo bởi 3 bi ở trên bàn không phải là góc đi thực sự của bi chủ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chúng ta phải để ý rằng, khi bi chủ chạm vào bi mục tiêu 1, nó sẽ dừng lại và đổi hướng. Tưởng tượng rằng sẽ có 1 trái bi thứ 4, nằm ngay vị trí dừng của bi chủ trên bi mục tiêu 1, lúc đó đường đi thực sự của bi chủ sẽ là nối tâm bi 4 và bi mục tiêu 2.

    [​IMG]

    Trường hợp 2: Ngộ nhận đường đi thực sự của bi chủ sau khi chạm băng

    [​IMG]

    Giống như trong hình vẽ. Ai cũng có thể nhận thấy mình sẽ đánh bi chủ vào điểm B. Tuy nhiên 1 vài bạn sẽ đánh vào cái nút số trên thành bàn (lệch trầm trọng), có bạn khá hơn chút nữa sẽ căn theo đường màu xanh đậm. Nhưng thực sự đường nhắm của bi chủ phải là đường màu đỏ. Các bạn để ý kĩ xem có đúng không, đường màu đỏ là đường nối tâm 2 bi ở vị trí A và B lại với nhau.

    Tiếp theo chúng ta sẽ tìm cách xác định điểm ngắm thực sự. Bạn vẽ 1 đường thẳng màu xanh lá cây, cách và song song với băng với chiều dài là 1/2 đường kính bi. Lúc đó đường nhắm sẽ là tâm bi chủ tới đường giao nhau của đường thẳng màu xanh và đường thẳng vuông góc đi qua điểm B.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Một vài điểm chú ý:

    + Trường hợp 1 sẽ tạo cho bạn cảm nhận tốt hơn khi đánh 1 băng. Còn trường hợp 2 sẽ cần thiết cho căn a băng.

    + Bài viết này mang nặng về lý thuyết, cái quan trọng là bạn rút ra được bài học, kinh nghiệm gì cho bản thân từ lý thuyết này. Và lúc đó kiến thức bạn "ngộ ra" được chính là của bạn.

    + Bài viết tham khảo http://www.billard-passion.fr/articles.php?lng=en&pg=85&mnuid=702&tconfig=0

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top