Thông thường chúng ta muốn chơi tốt sẽ chọn cho mình 1 cây cơ riêng, điều này giúp ổn định lực đánh và cảm giác của đôi tay trong suốt quá trình luyện tập, thi đấu........ Có thể mua cơ ở các cửa hàng nhưng tốt nhất nên đặt làm 1 cây cơ đúng với đôi tay của mình, đúng với giai đoạn đang luyện tập. Và đây là cách chọn cơ hiệu quả: + Giai đoạn sơ cấp: ở giai đoạn này đôi tay chưa có cảm giác chính xác, phát lực còn chưa chuẩn (bén) nên có thể chọn cơ nặng khoảng 0,44 đến 0,45kg để hỗ trợ thêm lực, ngọn 12mm, loại cơ này dùng để đánh bi ngoài rất tốt và chuẩn. + Giai đoạn trung cấp: qua đến trung cấp đôi tay đã khá quen, phát lực khá chẩn nên có thể chọn cơ khoảng 0,43 nhẹ hơn, ngọn 11,5mm. + Giai đoạn cao cấp: khi đến thời gian này tay đã thật sự nhuyễn, phát lực bằng phản xạ và chuyển qua tập kent. Vì vậy nên chọn cơ 0,42, ngọn 11,2mm để không bị đuôi cơ làm mỏi tay và ngọn nhỏ để lực tập trung vào mũi cơ nhều hơn. *** Cách bảo quản cơ: phần lớn người mới chơi do ko tìm hiểu nhiều về cơ nên hay bị tình trạng cơ mau cong, đầu cơ mau mòn,........Dưới đây là 1 số điều giúp giữ gìn cơ tốt hơn: + Không dùng khăn ướt lau cơ, nước sẽ làm gỗ bị ẩm và biến dạng. + Không để cơ quá lâu trong bao mà không lấy ra, nhiệt độ trong bao kín sẽ làm ngọn cơ cong rất nhanh. + Không gõ cơ xuống bàn hay đất khi tức giận vì đánh trật. + Không dùng cơ ngọn dưới 12mm đánh lực lớn, ngọn yếu sẽ dễ cong. + Tránh để trật cơ khi đánh mạnh, đánh lực lớn sẽ ổn định khi đánh trúng, còn nếu trật cơ thì thân cơ va chạm mạnh vào bi, nhiều lần như vậy ngọn cũng dễ cong, tựa như cây búa đóng thẳng vào đinh thì ko sao nhưng nếu trật qua 1 bên thì cây đinh bị cong. Đánh masse trật cơ để đầu cơ đâm xuống bàn cũng gây hậu quả tương tự. + Tránh dùng giấy nhám mài đầu cơ khi không cần thiết: khi đánh trật cơ nhiều người nghĩ do đầu cơ bị mòn nên chà giấy nhám vô tội vạ, điều này dẫn đến đầu cơ mau mòn, trật cơ có nhiều nguyên nhân như đánh ngoài vùng giới hạn để ephe, ẩm, tay đẩy cơ lệch,......Chỉ nên chà nhám khi đầu cơ quá phẳng, biên không ôm sát phích cơ, đánh lâu đầu cơ quá nhẵn không bám lơ. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản bàn Bida Kĩ thuật bảo quản va sử dụng bàn cùng các trang thiết bị luôn là vấn đề tối quan trọng đối với các CLB 1.CƠ : - Luôn để trong giá cơ. - Để cơ nơi thoáng mát, không bị ẩm hoặc quá nóng làm cơ dễ bị cong. 2.ĐẦU CƠ : - Tránh xa nơi ẩm ướt. Không sử dụng đầu cơ quá mòn dễ làm mẻ bi. - Đầu cơ mới phải chà nhám để tạo độ bám cho lơ. * Cách dán đầu cơ: - Chà nhám đầu cơ và ngọn cơ. - Bôi keo đầy đủ hai mặt tiếp xúc rồi để khô 15 phút. - Đặt đầu cơ vào ngọn cơ, sau đó dùng vật cứng gõ mạnh vào đầu cơ. - Chà nhám bề mặt đầu cơ, thoa lơ và giữ cơ trong giá cơ. - Sử dụng sau 03h sau khi dán. 3.BỘT THOA TAY: - Hạn chế sử dụng, nên sử dụng bao tay để tránh bụi bậm và hư tổn đến vải mặt bàn. 4.MẶT ĐÁ: - Không nằm, ngồi hay để vật nặng lên bàn. - Khi bàn nghiêng nên cân chỉnh kịp thời bằng thuớc chuyên dụng. 5.BĂNG CAO SU: - Giữ băng luôn khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng băng. - Không ngồi đè, tì tay, để vật nặng lên hoặc dễ cháy lên băng cao su và thành băng - Thay băng định kì từ 1,5năm - 2năm. 6.VẢI BÀN: - Thay mới sau khi sử dụng từ 80-90 ngày. - Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải bàn để vệ sinh vải mặt bàn và vài băng. - Giữ vải mặt luôn khô ráo, tránh ẫm ướt. Không sử dụng khăn ướt đẻ lau vải bàn. 7.LAU BI: - Rửa bi thật sạch, thoa dầu đều theo bi. Lau bi bằng khăn lông khô, rồi lau lại bằng khăn lông sạch. Nên sử dụng máy lau bi chuyên nghiệp. *CHÚ Ý: Luôn bảo dưỡng định kì (thay thế vải từ 80-90ngày/lần) để nhân viên kĩ thuật có thể kiểm tra, thông báo kịp thời những hư hỏng của bàn (nếu có) để đảm bảo bàn luôn hoạt động tốt. Không tự tiện thay đổi kết cấu kĩ thuật hoặc bất cứ sự hướng dẫn nào của những nguời không chuyên, làm bàn hư hỏng không sử dụng được.