Cách đánh 1 băng (phần 3)

Thảo luận trong 'Thảo Luận / Hỏi Đáp'

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top
  1. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Chào các bạn, hôm nay Trung sẽ giới thiệu cách sử dụng nút số trong căn 1 băng. Để thấy được những điểm tương đồng khi căn băng bằng góc ra và bài viết hôm nay, bạn phải tập thành thạo các kĩ năng ở phần 2.

    Đầu tiên các bạn coi hình cơ bản ở ngay bên dưới. Với ví dụ này thì 3 bi sẽ tạo thành 1 góc 45 độ so với băng đối diện. Nếu như chúng ta đánh 1/2 trái, không áp phê thì bi chủ sẽ đi ra vuông góc với băng dài (trùng với tia tới).

    [​IMG]

    Với hệ thống này mình sẽ phải chú ý tới 2 vấn đề là góc lệch giữa 3 bi và áp phê số mấy.

    I. Trường hợp không áp phê:

    Tưởng tượng có 1 đường thẳng đi qua bi chủ và bi mục tiêu thứ nhất(có thể đi qua mép trên/dưới hoặc trung tâm của bi, miễn sao dễ dàng cho việc tính nút số). Đường thẳng này cắt băng dưới ở điểm A và băng trên ở điểm B.

    [​IMG]

    Tưởng tượng có 1 trái bi chủ ở vị trí tiếp xúc với mép của bi mục tiêu thứ nhất(xem hình vẽ). Vẽ một đường thẳng vuông góc với 2 băng dài sao cho đi qua tâm của trái bi tưởng tượng trên. Cái đường thẳng này sẽ cắt băng dài tại điểm C. Điểm C này là 1 trong 4 điểm trong công thức.

    [​IMG]

    Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là tìm điểm D, là điểm nằm trên băng dài phía dưới, cũng là điểm chạm cuối cùng. Làm sao chúng ta có thể biết được điểm này theo tính toán khoa học?

    Khoảng cách CD sẽ được tính toán trên nút số(1 nút = khoảng cách giữa 2 nút gần nhau nhất được khắc xung quanh bàn). Vậy điểm đến D ở băng dưới sẽ được tính theo công thức sau:

    CD = 4 - AB

    [​IMG]

    II. Ví dụ với trường hợp không áp phê:

    II.1. AB = 4 nút:

    Ở tình huống này, điểm C và D trùng nhau vì CD = 4 - 4 = 0.

    [​IMG]

    II.2. AB = 3 nút:

    CD = 4 - AB = 4 - 3 = 1 nút
    Điểm đến D ở băng dưới sẽ cách 1 nút so với điểm C.

    [​IMG]

    II.3. AB = 2 nút:

    CD = 4 - AB = 4 - 2 = 2 nút
    Điểm đến D ở băng dưới sẽ cách 2 nút so với điểm C.

    [​IMG]

    II.4. AB = 1 nút:

    CD = 4 - AB = 4 - 1 = 3 nút
    Điểm đến D ở băng dưới sẽ cách 3 nút so với điểm C.

    [​IMG]

    III. Ảnh hưởng của việc đặt áp phê lên công thức:

    Chúng ta có thể thay đổi áp phê để thay đổi hướng của tia ra và dĩ nhiên sẽ thay đổi điểm đến của bi chủ. Qui tắc của áp phê là nếu chúng ta tăng 1 áp phê thì công thức tăng thêm 1 nút.

    * Không áp phê, AB + CD = 4:

    [​IMG]

    * Áp phê số 1, AB + CD = 5, điểm đến tăng 1 nút bên trái:

    [​IMG]

    * Áp phê số 2, AB + CD = 6, điểm đến tăng 2 nút bên trái:

    [​IMG]

    IV. Một vài lưu ý khi áp dụng hệ thống này:

    - Bình thường bạn sẽ đặt cao cơ (kiểu coule), đánh 1/2 trái. Nhưng nếu bi mục tiêu thứ 1 quá sát băng thì phải thấp cơ xuống một chút để tránh việc bi chủ đi theo đường cong (do lực coule lúc này sẽ lớn).

    - Nếu bi chủ và bi mục tiêu thứ 1 càng gần nhau thì việc tính toán khoảng cách AB cần phải càng chính xác.

    V. Trắc nghiệm chút xíu:

    Tình huống số 1. Nếu đánh không áp phê thì điểm tới sẽ là a, b hay c?

    [​IMG]

    Bài giải:

    B1. AB = 2.5 nút, bạn chú ý giờ sẽ căn đường đi qua 2 bi nằm mép bên trái nhé.

    [​IMG]

    B2. CD = 4 - AB = 4 - 2.5 = 1.5 nút.

    [​IMG]

    B3. Vậy đáp án đúng là b.

    [​IMG]

    Tình huống số 2.

    Bạn sẽ đặt áp phê số mấy để bi chủ trúng bi mục tiêu thứ 2? ( a: 2 áp phê, b: 1,5 áp phê, c: 1 áp phê)

    [​IMG]

    B1. AB = 1.5 nút.

    [​IMG]

    B2. Tính toán C và D với trường hợp không áp phê:

    CD = 4 - AB
    CD = 4 - 1.5
    CD = 2.5

    Vị trí D sẽ nằm cách C 2.5 nút.

    [​IMG]

    B3. Nhìn hình chúng ta có thể thấy điểm D không áp phê còn cách 1.5 nút đối với điểm D thực tế. Vì thế mình phải đặt áp phê 1.5 thì điểm tới sẽ tăng 1.5 nút so với không áp phê. Vậy đáp án đúng ở đây là b.

    [​IMG]

    Bài viết này được tham khảo và dịch từ 1 website nước ngoài. Sau đây Trung có 1 số ý kiến như sau:

    1. Bạn hãy sử dụng công thức này để củng cố lại những tính toán ở phần thứ 2. Vì theo Trung khi bước vô thi đấu thì căn băng dựa trên góc ra sẽ nhanh hơn và bớt hại não hơn so với cách này.

    2. Hệ thống này chỉ đánh 1/2 trái và góc lệch cố định, mình chỉ thay đổi áp phê để thay đổi điểm đến. Cái này cực kì quan trọng trong việc căn băng.

    3. Chú ý là Trung không nói các bạn đừng sử dụng nút số trong căn băng, mà ngược lại nút số cực kì quan trọng. Chẳng hạn đánh 3 băng thì sử dụng bộ diamond, đánh cúp 2 băng thì sử dụng Tuzul, và cả hệ thống cộng khi cần thiết. Khi đã là cao thủ rồi thì người ta ít phải đánh những trái xa như vậy, nên mỗi khi người ta gặp, người ta có quyền căn lâu hơn một chút và lúc đó nút số sẽ đảm bảo bách phát bách trúng.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top