Các kiểu chơi: Nếu bạn xem nhiều đấu thủ, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi đấu thủ đều có lối chơi khác nhau. Thậm chí trong số những đấu thủ chuyên nghiệp cũng có nhiều sự khác nhau về lối chơi người này và người khác. Một số người đứng với tư thế hơi cao, người khác thì cúi thấp. Một số người thì sử dụng cầu tay với tư thế khép chặt (cầu đóng - tay khuyên) trong khi một số khác thì để cầu tay mở. Một số người thì cầm cơ cao và chặt trong khi một số khác thì cầm tay thấp và lỏng lẻo. Vậy cách nào là tốt nhất? Quan điểm chung: Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ việc xem các đấu thủ chơi hay thi đấu - nếu bạn xem để tiếp thu những điều hay và đúng. Thay vì xem những gì mà mỗi đấu thủ thực hiện khác nhau, bạn hãy cố xem thử mình có hình dung (nghĩ ra) được những điều mà họ chơi giống nhau không - một khi bạn tìm ra được những điểm chung trong các lối chơi khác nhau, bạn đã bắt đầu nắm bắt được ý tưởng về những mặt quan trọng của những điều cơ bản. Sự phân tích những điểm chung này dẫn đến việc phát triển thành những định nghĩa†xét theo từng mục đích của mỗi kĩ năng riêng lẻ Cách cầm cơ: Nếu xét chung về tổng thể thì việc cầm cơ như thế nào có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tất cả các kĩ năng khác. Tuy nhiên, có vài yếu tố giúp việc cầm cơ đúng theo với chức năng của nó. Cầm cơ sao cho phải được thoải mái, hơi nới lỏng (khít nhưng không cầm chặt quá) và giữ nguyên cách cầm cơ (không thay đổi) trong suốt những loạt đánh. Cách cầm cơ này thường là cách tốt nhất vì nếu quá chặt có thể làm căng cơ bắp ở cánh tay mà điều này có thể khiến cho cách đánh của bạn thực hiện một cách thất thường (không đều). Tương tự như thế, nếu cầm quá lỏng bạn ko thể kiểm soát cây cơ. Như vậy bạn có thể cầm cơ chặt hay lỏng như thế nào miễn sao nó không cản trở hay gây khó khăn khi bạn điều khiển cây cơ. Một số người cầm cơ với 3 ngón tay phía trước, những người khác cầm cơ với những ngón tay phía sau, số ít thì cầm cơ với các ngón giữa. Những ngón tay nào bạn sử dụng để cầm cơ điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào các bạn, miễn sao nó thoải mái và nhất quán (không thay đổi). "Bạn nên cầm cơ ở chổ nào" đã là một đề tài để tranh luận trong một khoảng thời gian khá dài. Một số người nói rằng từ 12-18cm ở phía sau điểm cân bằng của cây cơâ€. Điều này Picasso - trừu tượng. Mỗi người đều khác nhau về cơ địa, thể chất vì thế cách cầm cơ cũng sẽ khác nhau đối với từng cá nhân nhưng ở đây vẫn có điểm chung. Bạn có thể đã nghe nói rằng khi cây cơ chạm tới trái bi chủ, phần cánh tay phía trước nên ở tư thế thẳng đứng (tạo thành góc vuông). Đúng là thế, nhưng có một điều quan trọng bị bỏ qua là: thẳng đứng với cái gì? Câu trả lời là: cây cơ. Lý do cho sự giải đáp này là - hãy giả sử như sự chuyển động của con lắc - cây cơ sẽ di chuyển hầu như theo đường thẳng khi mà phần cánh tay trước vuông góc với cây cơ. Bạn không cần phải theo đúng một cách chính xác nhưng bạn nên khá gần đúng khi thực hiện động tác này Cầu tay: Chức năng của cầu tay là đóng vai trò hướng dẫn ổn định cho phần đầu của cây cơ. Cầu tay thực sự dẫn dắt hướng đi của cây cơ. Khi bạn đẩy tay về phía trước cầu tay làm đầu cơ hơi nâng lên và ngược lại khi bạn kéo cơ về phía sau.Khi bạn di chuyển cầu tay làm điểm tựa thì đầu cơ cũng di chuyển theo. Những yếu tố để cầu tay trở thành điểm tựa vững chắc cho cú đánh gồm có: Sự ổn định, vững vàng, thoải mái để trượt cơ dễ dàng. Sự ổn định và vững vàng là 1 trong những yếu tố quan trọng của việc để tay làm điểm tựa đúng cách. Nếu nó di chuyển trong lúc bạn đánh, bạn sẽ không thể nào đánh được vào bi chủ đúng ở nơi mà bạn dự định. Thậm chí bạn có thể bị tẹt cơ. Cách để tay làm điểm tựa phải được giữ nguyên hầu hết những loạt đánh. Nếu nó không được thoải mái thì sẽ có trở ngại xảy ra. Nếu bạn dùng cầu tay đóng làm điểm tựa thì cũng phải để cho sự di chuyển của cây cơ được tự do, hãy giữ đầu cơ lỏng vừa phải sao cho ngọn cơ trượt tới hay lui một cách dễ dàng. Nếu bạn giữ ngọn cơ quá chặt, bạn sẽ gây trở ngại, khó khăn cho cú đánh của bạn. Một số đấu thủ nói rằng, chỉ nên sử dụng cầu tay mở khi làm điểm tựa - một số khác thì với cầu tay đóng. Còn theo tôi thì nên sử dụng kết hợp cả 2 cách. Những cú đánh cần tốc độ cao có lẽ tốt hơn nên dùng cầu tay đóng, trong khi những cú đánh mà bạn để điểm tựa cho ngọn cơ gần với bi chủ nên theo cách cầu tay mở. Hãy sử dụng cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy thử nghiệm cả 2 cách và bạn sẽ thấy việc đó là hữu dụng. Hãy thách thức bạn của bạn có thể nghĩ ra những cách để cầu tay khác nhau cho nhiều cú đánh khác nhau hay không? Điều cần thiết thật sự khiến bạn sử dụng cách để tay là tạo ra 1 khe rãnh để ngọn cơ trượt qua. Tôi đã chứng kiến một số tay chơi có hạng sử dụng những đốt ngón tay giữa của ngón giữa và ngón áp út để làm điểm tựa. Tư thế đứng: Bạn có thể đã đọc ở đâu đó rằng để tạo được 1 tư thế đứng thích hợp thì nên: Đứng đối diện với bi đánh, đứng lùi về 1 bước, bàn chân phải thẳng hàng với bi đánh, chân trái quay 38 độ, di chuyển chân phải về 60cm rồi quay 45 độ, cúi xuống ngang thắt lưng 57 độ, quay đầu và v..v... Tôi không biết bạn thì sao, chứ tôi khi đánh bida thì không mang theo bên mình 1 cây thước kẻ chứ đừng nói chi đến cây thước đo độ. Nhưng ở đây, chúng ta nên làm cho tư thế đứng của mình trở nên đơn giản. Chức năng của tư thế đứng là tạo nên cơ sở ổn định cho cặp mắt và cơ thể. Một tư thế đứng đúng cách là phải được cân bằng (vững vàng) và thoải mái mà chỉ với một chút ít hay không di động. Mắt phải được hướng vào vị trí thẳng đứng trên đường đi của cú đánh sao cho những điều nhận thức được hoàn toàn được chính xác. (sưu tầm)