Sơ cấp Bài dịch chuyên đề Masse của Xavier Gretillat (phần 1)

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật / Tài Liệu Sơ Cấp'

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top
  1. Chém Thần

    Chém Thần Rùa Chiến

    Tham gia:
    24/1/16
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    I. Nhắc lại về cú đánh Masse:

    Masse là 1 cú đánh cần sử dụng độ nghiêng của cây cơ và áp phê. Chính nhờ sự trộn lẫn và thay đổi của 2 yếu tố này sẽ tạo ra quĩ đạo cong của bi chủ. Tuy nhiên đường cong này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà ít người để ý, đó là độ cao của điểm tiếp xúc và kiểu phát lực.

    Tóm lại các thông số ảnh hưởng tới đường cong của 1 cú masse sẽ bao gồm 4 yếu tố chính sau:
    + Độ nghiêng của cơ
    + Áp phê
    + Độ cao của điểm tiếp xúc (sẽ giải thích thêm ở bên dưới)
    + Kiểu phát lực (gồm lực và tốc độ)

    [​IMG]

    Các bạn chú ý thêm là 4 yếu tố này cũng được sử dụng cho 1 cú đánh pique đảo góc. Nói chung lại masse và picque đảo góc là 2 cú đánh khó nhưng cực kì hữu dụng khi bạn đánh bị lỗi ở thế bi trước đó. Nó đồng thời cũng là những kĩ thuật bắt buộc phải nhuần nhuyễn như đánh retro/coule trên con đường đi lên bida đỉnh cao. Ở trình độ sơ cấp bạn sử dụng nó chỉ để sửa bi và... biểu diễn. Nhưng ở trình độ trung cấp và cao cấp bạn phải sử dụng những cú đánh này khá nhiều cho việc gài bi, giữ bi.

    II. Quĩ đạo của bi chủ trong masse:

    Quĩ đạo của bi chủ là sự kết hợp của 4 thông số ở trên, chỉ cần thay đổi, tăng giảm của 1 yếu tố thì quĩ đạo của bi đã khác. Bi chủ có thể cong ít hoặc cong nhiều, có thể chạy theo quĩ đạo ngắn hoặc dài, có thể chạy theo đường thẳng 1 đoạn sau đó mới cong hoặc ngược lại,... nói chung có rất nhiều tình huống xảy ra khi chúng ta thay đổi 1 trong các thông số.

    Vậy làm sao biết được trong tình huống nào thì nên kết hợp của những thông số nào? Chỉ có 1 cách là tập luyện để nhận ra sự ảnh hưởng của các thông số này lên bi chủ. Ở đây quan trọng nhất là sử dụng phương pháp cô lập thông số, nghĩa là bạn chỉ thay đổi 1 thông số mà bạn muốn xem ảnh hưởng của nó, và giữ nguyên 3 thông số còn lại.

    Ở những ví dụ dưới đây, các thông số sẽ được cố định ở mức trung bình. Ví dụ: chiều cao của cú đánh là 1/4 trái, áp phê ít, phát lực trung bình, độ nghiêng của cơ là 45 độ.

    II.1. Thay đổi độ nghiêng của cơ:
    - Giữ nguyên 3 thông số:
    + Áp phê
    + Độ cao của điểm tiếp xúc
    + Kiểu phát lực
    - Thay đổi thông số:
    + Độ nghiêng cơ

    [​IMG]

    II.2. Thay đổi độ cao của điểm tiếp xúc:
    Khái niệm này hơi lạ, nhưng các bạn chú ý thông số này càng tăng khi bạn để cơ song song và di chuyển càng gần tâm của bi. Khi thông số này càng tăng thì quĩ đạo cong càng giảm. Có nghĩa cú đánh của bạn càng gần tâm bi thì quĩ đạo cong sẽ giảm, do lực xoáy của bi giảm. Thông số này cũng hơi giống với thông số đầu tiên, Trung hay sử dụng 2 thông số này khi muốn thực hiện 1 cú đánh chết bi(cả picque và masse) hoặc là để thay đổi tốc độ di chuyển giữa bi chủ và bi mục tiêu thứ nhất.

    - Giữ nguyên 3 thông số:
    + Áp phê
    + Độ nghiêng cơ
    + Kiểu phát lực
    - Thay đổi thông số:
    + Độ cao của điểm tiếp xúc

    [​IMG]

    II.3. Thay đổi áp phê:
    Yếu tố này cực kì quan trọng, nó cho biết bạn muốn bi chủ di chuyển theo hướng nào so với hướng ban đầu. Dễ thấy nhất đó là masse thông thường và masse coule mà Trung đã đề cập ở một bài viết khác.

    - Giữ nguyên 3 thông số:
    + Độ cao của điểm tiếp xúc
    + Độ nghiêng cơ
    + Kiểu phát lực
    - Thay đổi thông số:
    + Áp phê

    [​IMG]

    II.4. Thay đổi kiểu phát lực:
    - Giữ nguyên 3 thông số:
    + Độ cao của điểm tiếp xúc
    + Độ nghiêng cơ
    + Áp phê
    - Thay đổi thông số:
    + Kiểu phát lực

    [​IMG]

    Kiểu phát lực bao gồm 2 yếu tố đó là lực đánh ra mạnh hay nhẹ, tốc độ của cơ nhanh hay chậm. Khi các bạn tập luyện cũng nhớ cô lập 2 yếu tố này với nhau, ví dụ
    + Phát lực trung bình, thay đổi tốc độ của cơ.
    + Tốc độ cơ trung bình, thay đổi lực phát.

    Ở đây có thể thấy kiểu phát lực sẽ trì hoãn thời điểm bi chủ di chuyển theo đường cong. Nếu lực càng lớn thì bi sẽ chạy theo đường thẳng 1 đoạn dài, sau đó bi mới bắt đầu cong. Tất nhiên lực lớn thì bi sẽ cong nhiều hơn, nhưng như Xavier đã nói, nó không ảnh hưởng nhiều nếu so sánh với việc trì hoãn quĩ đạo cong của bi. ^^

    III. Một chút tản mạn:
    Mặc dù Xavier chỉ nhắc đến 4 yếu tố chính của 1 cú đánh masse/picque đảo góc. Nhưng trong quá trình tập luyện bạn sẽ nhận ra có thêm một vài yếu tố nữa. Theo Trung thì tất cả yếu tố sẽ như sau:
    + Áp phê
    + Kiểu phát lực
    + Độ cao điểm tiếp xúc
    + Độ nghiêng cơ
    + Thọc cơ xuyên tâm hay không(1/4, 2/4, 3/4 hoặc 4/4 trái).
    + Hướng ban đầu của bi chủ, thông số này thường đi kèm với áp phê.
    + Cầu tay cao hay thấp, các bạn để ý những cú đánh khó hoặc biểu diễn thì khoảng cách đầu cơ đến bi rất cao. Yếu tố này theo Trung liên quan đến kiểu phát lực.
    + Cú nhấp cũng khá quan trọng.

    Ở phần đầu tiên này các bạn thử áp dụng những lí thuyết trên để thực hiện những đường cong như ở hình dưới nhé. Hi vọng các bạn sẽ "ngộ" ra được nhiều điều thú vị.

    [​IMG]

    Ở phần thứ 2, Trung sẽ dịch tiếp phần lý thuyết của picque, các tình huống áp dụng và phân tích sâu hơn về cú đánh này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này

  • Tư vấn kĩ thuật bida: Chém Thần | Hỗ trợ kĩ thuật web: Wiwi | Hỗ trợ demo kĩ thuật bida: Tano | Tư vấn định hướng diễn đàn: Thiên Bình | Nhà tài trợ vàng: CLB Bida Top