Mình chỉ mới hoàn thành sơ cấp, tuy nhiên mình lại tâm đắc về kĩ thuật masse mà mình học hỏi được. Tỷ lệ masse hình gần (kể cả 3 bi hoàn toàn thẳng hàng) của mình là 90%, còn hình bi trung bình khoảng 70%. Còn xa hơn nữa thì 30% Sau đây mình xin chia sẽ, nếu các bạn có gì góp ý thì welcome. I.Các yếu tố căn bản (theo bản thân rút ra) Để thực hiện trọn vẹn 1 cú masse cần phải có các yêu tố sau (mức độ quan trọng theo thứ tự) 1. Cách cầm cơ phải đúng. Cách ra cơ phải đúng (cách thục cơ xuống) 2. Độ nghiêng cơ & điểm chạm bi & lực phát phải đúng (3 cái này đi chung vì nó có liên quan đến nhau) 3. Cách đặt tay tựa cơ phải vững (1 & 2 quan trọng gần như nhau) II.Cầm cơ & ra cơ như thế nào mới đúng II.1Cầm cơ * Tay cầm cơ phải cầm bằng 2 ngón: ngón cái & ngón trỏ (rất nhiều clip hướng dẫn đã nói về v.đề này). Các bạn xem hình minh họa bên dưới về cách cầm cơ khi thực hiện cú masse * Lý do tại sao phải cầm 2 ngón: lý do nằm ở lúc khi bạn ra cơ (thục cơ xuống). Cầm 2 ngón là để điều chỉnh hướng cơ thục xuống (ngoài ra ko tác động gì khác). Nếu bạn cầm nhiều hơn 2 ngón thì sẽ vô tình tác dụng những lực khác ngoài ý muốn dẫn đến ra cơ không còn chính xác (mà dễ thấy nhất là masse trái phải kết quả ko giống nhau) * Vị trí cầm cơ phải đủ xa (về phía cán cơ) để người cầm cơ cảm nhận được độ nặng về phía dưới mũi cơ. Nếu cầm cơ (ở tư thế masse) mà phần phía trên còn nặng quá (phần cán cơ) sẽ dẫn đến khó kiểm soát thăng bằng khi ra cơ. Điều này là bất lợi cho ai chơi bida mà quá nhỏ con & tay thì ngắn. * Tay cầm cơ phải thả lỏng cánh tay/bàn tay. Chỉ cần cầm chắc 2 ngón cầm cơ (việc này đúng cho cả trước khi ra cơ & sau khi ra cơ). Lưu ý là 2 ngón cầm cơ chỉ ở mức độ cầm chắc chứ ko phải gồng lên quá sức. Khi chuẩn bị thực hiện cú đánh masse, bạn hãy để ý xem mình có gồng cả cánh tay, bàn tay hay 2 ngón tay cầm cơ quá mạnh không. Nếu có phải thả lỏng ngay lập tức Lý do tại sao: như đã nói ở trên, 2 ngón cầm cơ dùng để điều khiển việc ra cơ thục từ trên xuống. Nếu gồng tay lên sẽ vô tình dẫn đến những lực tác động khác lên cây cơ mà ta không thể khống chế được (ko nói tới các pro cố tình làm) II.2Ra cơ * Quan trọng nhất khi ra cơ trong cú masse là gì: bạn sử dụng sức nặng của cây cơ để “dộng†xuống bi. Nó giống như cầm 1 hòn đá ném đi, đã đi thì phải dứt khoát & đi luôn. Khi ra cơ bạn phải có cảm giác là mình tận dụng sức nặng của cây cơ hay nói cách khác là thả cây cơ xuống chứ ko phải mình chủ động cầm cây cơ thục xuống. * Ra cơ xong mũi cơ vẫn giữ ở vị trí sát mặt bàn. Tuyệt đối không ra cơ kiểu thục xuống rồi nhấc lên. * Lý do: masse cũng gần giống như trô gân. Trong trô gân thì khi mũi cơ tiếp xúc mặt bi, ta phải tiếp tục đẩy tới để tăng lực xoáy. Thời gian tiếp xúc của mũi cơ lên mặt bi càng lâu thì trô càng gân Masse cũng tương tự vậy. Cho nên mũi cơ phải xuống sát mặt bàn & giữ nguyên nhằm tạo tối đa độ xoáy cho bi (ngoại trừ trường hợp cố tình tạo độ xoáy ít) * Ngoài ra khi ra cơ cần lưu ý thêm như sau: tập trung vào điểm nhắm đánh, nhấp cơ 3-6 lượt & ra cơ 1 cách dứt khoát (qui tắc của admin ïŠ ). Tập trung vào điểm nhắm đánh là rất quan trọng nhằm đảm bảo cú đánh thực hiện chính xác. * Thục cơ xuống có thể thực hiện bằng lực lắc cổ tay, cũng có thể thực hiện bằng cả cánh tay. Tuy nhiên khuyến khích là nên dùng lực lắc cổ tay. Lý do: thao tác lắc cổ tay giúp ta thực hiện cú thục masse một cách dứt khoát, cơ sẽ đi nhanh trong suốt thời gian từ lúc chạm mặt bi đến lúc mũi có dí sát mặt bàn. Như vậy sẽ tối ưu hóa độ xoáy của bi. Còn đối với người chơi mà lực cổ tay yếu thì vẫn có thể dùng cả cánh tay để thục xuống, tuy nhiên phải tập nhuần nhuyễn để tránh dừng cơ quá sớm hay tốc độ cơ sau khi chạm mặt bi bị giảm. II.3Làm sao biết mình đã cầm cơ đúng & ra cơ đúng!!! Thực hành masse (thực ra là cú pique gần 90độ) & xem kết quả thu được sẽ giúp bạn biết được cách cầm cơ, ra cơ của mình đã đúng hay chưa. Bài thực hành như sau (chỉ thực hành trên 1 bi chủ thôi, ko cần 2 bi kia): Bài 1: cơ gần 90 độ, đánh ở điểm 1/3 phía sau bi tại 6 giờ (nghĩa là ở giữa), lực trung bình. Kết quả đúng: bi chạy lên phía trước & xoáy ngược thẳng hàng về lại vị trí cũ. Lực gân khi thọc cơ xuống càng cao bi sẽ giật ngược về càng xa. Nếu ra cơ nhẹ mà lực gân lớn thì bi chỉ nhích nhẹ lên trên lập tực giật ngược về. Nếu bạn thấy bi đi luôn ko về: bạn đã ra cơ sai (đọc lại hướng dẫn phần ra cơ) Nếu bạn thấy bi giật về rất ít: bạn ra cơ chỉ hơi hơi đúng thôi (khi chọc cơ xuống mũi cơ bạn có giữ nguyên ở sát mặt bàn chưa? ra cơ có dứt khoát chưa? Dùng lực cổ tay chưa?) Nếu bạn thấy bi giật về tương đối nhưng xéo qua 1 bên (trái hay phải) thì bạn đã rơi vào 3 trường hợp sau. * Trường hợp 1: khi nhắm thì đúng điểm giữa bi (1/3 về phía sau), nhưng khi thục cơ xuống thì lại lệch sang điểm khác. * Trường hợp 2: bạn đánh trúng điểm nhắm nhưng trong quá trình cơ đi từ khi chạm mặt bi tới sát mặt bàn hướng cơ bị lệch. Thông thường lỗi này là do tay cầm cơ bị sai. Nên nhớ: 2 ngón cầm cơ chỉ có tác dụng duy nhất là hướng cây cơ thục xuống dưới, nếu bạn vô tình tác dụng lên cây cơ lực nào khác (do ko cầm 2 ngón, hay do gồng quá mạnh khi cầm cơ) sẽ dẫn đến chệch hướng xuống khi ra cơ. Ngoài ra cũng có khả năng do tay tựa cơ của bạn ko vững cũng dẫn tới trường hợp này * Trường hợp 3: bạn bị mắc cả 2 lỗi trên cùng một lúc  phải thực hành nhiều để rút ra xem mình bị lỗi gì & khắc phục ngay lỗi đó. Bài 2 & 3: Bài 2 & 3 gần tương tự bài 1. Chỉ khác là điểm đánh lệch qua phải và trái (vẫn đánh ở 1/3 về sau bi). Lưu ý: bạn nên thực hành hoàn chỉnh bài 1 trước khi qua bài 2 & 3. Kết quả: thực hiện trái phải kết quả phải như nhau. Nếu kết quả khác nhau thì chỉ có thể là do tay cầm của bạn có vấn đề. Bạn đã sử dụng lực nào đó tác dụng lên cây cơ (ngoài lực thọc thẳng xuống) dẫn đến khi masse trái phải kết quả ra khác nhau (cùng độ nghiêng, cùng lực phát, điểm chạm đối xứng trái phải) DO BÀI VIẾT Đà QUÁ DÀI NÊN MÌNH SẼ TIẾP TỤC PHẦN "ĐỘ NGHIÊNG, ĐIỂM CHẠM, LỰC PHÁT, LIÊN HỆ GIỮA 3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HƯỚNG BI TRONG CÚ MASSE" Ở PHẦN SAU. MONG MỌI NGƯỜI ỦNG HỘ. (Sean Strange)
III.Độ nghiêng/Điểm chạm/Lực phát Ba yếu tố này kết hợp sẽ quyết định quĩ đạo đi của bi sau khi ta thực hiện cú masse. Mình sẽ giải thích từng mục, đồng thời đưa ra 1 số ví dụ để bạn thấy được tác dụng hỗn hợp của 3 yếu tố. III.1 Độ nghiêng cơ (xét ở trường hợp điểm chạm & lực phát không thay đổi) * Trong cú masse thông thường cơ sẽ nghiêng từ 60-90độ. Khi thực hiện 1 cơ masse, bạn tác dụng lên bi chủ 2 lực: Lực đẩy bi tới Lực xoáy làm bi chạy cong * Nếu bạn ra cơ cùng điểm chạm & cùng lực phát thì: TẠI THỜI ĐIỂM MŨI CƠ KHÔNG CÒN CHẠM MẶT BI: TỔNG CỦA LỰC ĐẨY BI TỚI & LỰC XOÁY LÀM BI CONG SẼ KHÔNG THAY ĐỔI (MẶC DÙ GÓC NGHIÊNG CƠ THAY ĐỔI). SAU ĐÓ CẢ 2 LỰC SẼ GIẢM DẦN ĐẾN 0 Ví dụ: Lực đẩy tới + Lực xoáy cong = 100. (100 sẽ ko thay đổi nếu bạn đổi góc nghiêng cơ) * Góc nghiêng cơ càng thấp (gần 60 độ) thì lực đẩy sẽ càng chiếm ưu thế. Góc nghiêng cơ càng đứng (gần 90 độ) thì lực xoáy chiếm ưu thế (xét trường hợp bạn ra cơ đúng kĩ thuật, còn ra cơ sai kĩ thuật thì bi ko xoáy sẽ dẫn tới ko cong) * Lực đẩy tới & lưc xoáy cong sẽ phát sinh như thế nào khi bạn thực hiện 1 cơ masse? Lực đẩy tới & lực xoáy cong hầu như phát sinh cùng 1 lúc Lực đẩy tới & lực xoáy cong đều phát sinh từ ngưỡng tối đa & giảm dần về 0 Lực đẩy tới luôn chiếm ưu thế tại thời điểm ban đầu Cái quan trọng là: lực đẩy tới chiếm ưu thế nhiều hay ít & lực nào sẽ về 0 trước Nghe thật là rắc rối quá, mời các bạn xem hình: III.2 Điểm chạm & độ nghiêng cơ. Điểm chạm & độ nghiêng cơ sẽ quyết định hướng xoáy của bị chủ (hướng mà bi đi cong) Bạn nên hiểu một số khái niệm sau trước khi xem hình : * R : là trọng tâm bi chủ, là điểm mà bi chủ tiếp xúc mặt bàn * C : là điểm mũi cơ tiếp xúc với mặt bi (contact point) * A : là điểm mà mũi cơ sẽ chạm bàn - aim point (nếu thọc cơ xuống thẳng hướng đánh) * R --> A : sẽ là hướng xoáy của bi chủ, cũng là hướng mà bi sẽ bị bẻ cong Mời các bạn xem hình: III.3 Lực phát Ngắn gọn thôi: lực phát càng mạnh, bi đi càng xa trước khi bắt đầu xoáy cong. Xem hình tiếp nha: (Sean Strange)
Tham khảo 1 số hình áp dụng kĩ thuật masse nha các bạn. Theo hình sẽ giúp hiểu rõ hơn về kĩ thuật này và khi thực hiện sẽ chắc chắn hơn
Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm. Những thông tin mình chia sẽ hầu hết đều lấy từ trên internet (chỉ có điều là tài liệu bằng tiếng Anh) chứ không phải mình tự nghĩ ra. Và khi đã hiểu thêm về masse mình rất háo hức chia sẽ với các bạn. Đơn giản là mình ko muốn những người yêu thích bida như mình & đang ở sơ cấp mất quá nhiều thời gian cho kĩ thuật masse (nếu chỉ dùng cảm giác để tập). Mình xin chia sẽ thêm 1 số cảm nhận mà các bạn đang bắt đầu với masse có thể tham khảo: 1. Đừng mất thời gian cố gắng thực hiện masse nếu như bạn cầm cơ & ra cơ chưa đúng (điều mình đã gặp phải). Hãy tập cú pique gần 90độ cho đến khi nào đạt kết quả tương đối trước khi thực hành masse Lý do: + Nếu bạn cầm cơ & ra cơ chưa đúng kĩ thuật, bạn vẫn có thể masse trúng. Tuy nhiên thời gian để bạn thành thạo masse theo cách này là rất dài vì sử dụng cảm giác là chính. + Nếu bạn đã nắm về lý thuyết (điểm chạm, độ nghiêng, lực phát) nhưng cầm cơ/ra cơ không đúng sẽ dẫn đến khi thực hành kết quả sẽ sai lệch. Dĩ nhiên bạn có thể điều chỉnh dần dần nhưng như vậy cũng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian ko cần thiết. 2. Như admin đã nói: trước khi bạn đánh 1 cơ bạn phải tưởng tượng được đường bi của mình sẽ như thế nào. Sau khi thực hiện cơ xong, bạn cần đánh giá lại kết quả có như mình tưởng tượng hay không, lý do tại sao có sai lệch và từ đó điều chỉnh lại cho cơ tiếp theo. Tập masse mình nghĩ cũng nên như vậy. Cách mình làm khi tập như sau: + Đặt 1 thế bi masse bất kì + Tưởng tượng đường đi của bi chủ + Đặt cơ ở tư thế masse. Lựa chọn điểm nhắm A (mình chọn điểm nhắm A trước) sau đó điều chỉnh điểm chạm & góc nghiêng cơ cho phù hợp (theo cảm giác) + Tưởng tượng nhanh trong đầu 1 lần nữa đường đi của bi chủ (vì sau khi bạn chọn điểm nhắm, điểm chạm, góc nghiêng thì có thể vô tình bạn đã tự điều chỉnh đường đi khác với ban đầu) + Thực hiện cú masse + Xem kết quả và ngẫm xem tại sao kết quả lại như vậy để rút kinh nghiệm cho cơ sau. 3. Lý thuyết về masse như mình nêu từ đầu chỉ đơn thuần là lý thuyết. Bạn có thể dựa trên lý thuyết đúng để rút ngắn thời gian tập luyện nhưng đừng mong chỉ vài đường cơ bạn đã thành thạo. Quĩ đạo bi chủ đi của cú masse là tổng hợp từ 3 yếu tố: điểm nhắm, góc nghiêng & lực phát. Cả 3 yếu tố này khi thực hiện đều sử dụng ..."cảm giác" (ko lẽ lấy thước ra đo). Cho nên hãy luyện tập theo đúng cách để có thể nắm vững nó. (Sean Strange)